Các kỹ năng trong CV nên có để chinh phục nhà tuyển dụng
Tham khảo bài viết dưới đây của để lựa chọn được cách viết các kỹ năng giúp CV trở nên hoàn hảo hơn.
Viết kỹ năng trong CV xin việc không khó nhưng bằng cách nào để những kỹ năng đó nổi bật, thu hút nhà tuyển dụng lại rất khó. Khi trình bày các kỹ năng, ứng viên nên lựa chọn những kỹ năng phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Vậy làm thế nào để viết các kỹ năng trong CV hiệu quả?
Các kỹ năng trong CV thu hút nhà tuyển dụng
Để viết được chiếc CV tốt việc đầu tiên ứng viên cần làm là đọc kỹ mô tả công việc của vị trí đang muốn ứng tuyển. Điều này giúp ứng viên hiểu rõ hơn về điều kiện tìm kiếm ứng viên của nhà tuyển dụng, từ đó, lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất cần viết trong CV. Dưới đây là các kỹ năng trong CV cần thiết mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trên CV của ứng viên.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-Solving)
Bất cứ ngành nghề hay công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi làm Marketing, bạn cần phải lập một chiến dịch hoặc kế hoạch để làm sao cho quảng cáo hiệu quả và thu hút được nhiều người hơn. Hay khi làm về dịch vụ, bạn phải luôn có biện pháp giải quyết nhanh khi khách hàng không hài lòng và muốn phàn nàn về bất kỳ dịch vụ nào của doanh nghiệp.
Vì vậy, khi nhà tuyển dụng lựa chọn các ứng viên, điều khiến họ thu hút còn chính là kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi người. Khi đó, họ sẽ thấy được khả năng suy luận để đưa giải pháp tối ưu và sự nhanh nhạy trong việc đưa ra quyết định của bạn. Kỹ năng này cũng chính là một điểm cộng cho bạn khi nộp hồ sơ xin việc.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng này là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận của mỗi cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng kéo dài cuộc nói chuyện 2 chiều.
Trong mọi công việc đều cần có kỹ năng này. Có kỹ năng giao tiếp tốt, nhân viên có thể truyền đạt ý kiến, đưa ra suy nghĩ, mong muốn của bản thân với cấp trên, đồng nghiệp hay khách hàng hiệu quả nhất. Giao tiếp tốt sẽ góp phân giúp buổi thảo luận, thuyết trình, trao đổi hay thương thuyết với khách hàng diễn ra suôn sẻ và tỷ lệ thành công cao hơn. Thậm chí còn để lại ấn tượng tốt đối với mọi người.
Ngoài ra với kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ có thể đưa ra ý kiến và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn trong các cuộc họp hay trong những buổi thảo luận nhóm. Giúp gây được ấn tượng và thu hút sự chú ý của mọi người.
Trong CV, thay vì để trơ trơ dòng chữ “kỹ năng giao tiếp”, ứng viên có thể viết chi tiết hơn như sau: “Kỹ năng giao tiếp tốt, được phát triển và rút kinh nghiệm qua các công việc sale, telesale,….”
Kỹ năng tư duy phản biện
Ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng được đề cao trong đời sống, đặc biệt là trong trường học, doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng tư duy phản biện chính là thích tranh cãi, chỉ trích người khác.
Nhưng không, thực tế tư duy phản biện hoàn toàn khác. Kỹ năng tư duy phản biện giúp người lao động suy nghĩ thấu đáo, có thể quan sát sự việc ở mọi khía cạnh khách quan nhất. Từ đó tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng, đem lại kết quả tối ưu cho cuộc tranh luận, cuộc họp hay hội thảo, thuyết trình.
Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, trong CV ứng viên có thể viết: “Kỹ năng tư duy phản biện được thể hiện qua những công việc tìm hiểu, nghiên cứu về…, quản trị dự án…, phân tích chiến lược Marketing…”
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc chung. Sở hữu kỹ năng này, ứng viên có cơ hội phát triển cá nhân, tích lũy thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ đồng nghiệp hay những người làm chung nhóm, dự án.
Ngoài ra, làm việc nhóm hiệu quả còn mang lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể và cá nhân. Để làm việc nhóm đạt hiệu quả cao cần tuân thủ 8 kỹ năng nhỏ sau:
- Lắng nghe ý kiến, góp ý của người khác.
- Khả năng tổ chức, phân công công việc đồng đều, phù hợp với khả năng của các thành viên trong nhóm.
- Có khả năng thuyết phục, trình bày để đưa ra phương pháp tốt nhất giải quyết vấn đề được các thành viên đồng tình.
- Tôn trọng ý kiến và luôn giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
- Luôn có trách nhiệm với công việc được giao.
- Không trễ giờ để các thành viên phải đợi mội lần họp, thảo luận.
- Không phủ nhận nỗ lực của người khác, luôn khen ngợi, khích lệ đồng nghiệp.
- Chấp nhận lời chỉ trích, phản hồi từ các thành viên khác.
Kỹ năng thích nghi
Đây là một trong những kỹ năng mềm ai cũng cần có, thể hiện khả năng thích ứng tốt trước mọi sự thay đổi của hoàn cảnh. Hiện nay, đa số các nhà tuyển dụng đều đề cao những ứng viên có khả năng thích nghi tốt và chịu được áp lực trong công việc.
Khi ứng viên thích nghi tốt, ở trong bất cứ môi trường nào sẽ dễ dàng hòa nhập và vẫn có thể làm tốt nhiệm vụ. Với những công việc có môi trường làm việc áp lực, ứng viên nên thêm kỹ năng này vào trong CV của mình.
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng tổ chức, sắp xếp và phân chia công việc phù hợp với khả năng của từng nhân sự để đạt mục tiêu chung. Dù ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án nhỏ, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng. Người lãnh đạo giỏi cần phải quyết đoán, chính trực, công bằng, nhạy bén giải quyết vấn đề, thiết lập được mối quan hệ giữa các thành viên, có khả năng giảng dạy và sẵn sàng chấp nhận rủi ro (nếu có).
Hiện nay, trong hầu hết các doanh nghiệp đều đề cao vấn đề hỗ trợ xây dựng các đội, nhóm mạnh và đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, đạt kết quả cao. Chính vì thế, một ứng viên có kỹ năng lãnh đạo sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng và khả năng được lựa chọn rất cao.
Sắp xếp và lập kế hoạch và Quản lý thời gian
Thông qua kỹ năng sắp xếp và lập kế hoạch, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng tư duy, hoạch định và quản lý công việc của ứng viên. Vì vậy, đừng ngại cho họ biết bạn có khả năng xây dựng và sắp xếp công việc một cách tuần tự, khoa học giúp công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra nếu khi đi phỏng vấn được hỏi về kỹ năng này, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về một trong những kế hoạch, chiến dịch mà bạn đã thực hiện. Từ đó, họ nhìn nhận rõ hơn về kỹ năng của bạn cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
Với kỹ năng quản lý thời gian, bạn sẽ xây dựng tính kỷ luật với bản thân hơn khi phải hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trước thời hạn. Tuy vậy vẫn phải giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn có được sự phân bổ thời gian làm việc cho các nhiệm vụ cụ thể tùy theo mức độ quan trọng khác nhau. Từ đó hiểu được các mục tiêu của nhóm, cá nhân và công ty để có thể sắp xếp thời gian quy định hoàn thành cho các mục tiêu đó. Cũng thông qua kỹ năng này, nhà tuyển dụng có thể thấy được tính kỷ luật, rõ ràng trong cách làm việc của bạn khi có sự phân chia và sắp xếp thời gian hợp lý.
Những lưu ý khi viết các kỹ năng trong CV
Để viết các kỹ năng trong CV gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, ứng viên cần lưu ý một vài vấn đề sau:
Khi bạn có đang muốn ứng tuyển vào bất kỳ với một vị trí công việc nào, nhà tuyển dụng sẽ đều muốn thấy được trong những đơn ứng tuyển đó của chính bạn cùng với những kỹ năng cần thiết và sự phù hợp với những yêu cầu của công việc đó của họ, những kỹ năng như về “academic abilities” (học vấn); “soft skills” (kỹ năng mềm); … và nhiều những kỹ năng khác. Tùy theo vào từng những vị trí khác nhau, mà họ cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau cho với từng những kỹ năng, nhưng khi trình bày vào CV, bạn hãy nên khéo léo thể hiện, sắp xếp đến những thông tin đó ngay trong CV cùng với những kỹ năng đó với những nhà tuyển dụng.
Các kỹ năng phải phù hợp
Thay vì lan man, sa đà vào những kỹ năng vô bổ, ứng viên cần trình bày những kỹ năng phù hợp với mô tả của vị trí đang ứng tuyển. Vì vậy, ứng viên nên đọc kỹ mô tả công việc để xác định những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp để liệt kê trong CV. Kỹ năng càng phù hợp, CV sẽ càng tạo ấn tượng nổi bật.
Phân loại khi trình bày các kỹ năng trong CV
Kỹ năng trong CV bao gồm tất các kỹ năng ứng viên sở hữu, phù hợp với yêu cầu của vị trí đang ứng tuyển. Ứng viên nên chọn lọc, trình bày các kỹ năng tương thích với công việc nhất, càng phù hợp, tỷ lệ được chọn càng cao. Bên cạnh đó, khi viết các kỹ năng trong CV, ứng viên cần hiểu được thế nào là kỹ năng cứng/mềm và kỹ năng chuyên môn, tổng hợp.
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Trong bộ kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kiến thức và kỹ năng chuyên môn được học trong trường học hoặc trong các khóa đào tạo. Kỹ năng này chủ yếu về kỹ thuật, được đúc kết và rút kinh nghiệm qua việc thực hành. Các kỹ năng cứng phổ biến có thể kể đến như: Kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng vận hành máy móc,….Kỹ năng này là nội dung cần thiết trong CV để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá kỹ năng thực hành của ứng viên.
Khác với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm là những kỹ năng bản thân tự đúc kết và phát triển để hoàn thiện hơn. Kỹ năng này quyết định lớn đến sự thành công của mỗi người. Các kỹ năng mềm phổ biến gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng tư duy,….
Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng tổng hợp
Kỹ năng chuyên môn là những kiến thức học thuật của mỗi lĩnh vực/ngành nghề khác nhau, được đào tạo bài bản trong quá trình học tập tại trường lớp. Kỹ năng này không tự nhiên có mà phải được trau dồi liên tục một thời gian dài. Ngoài học tập, ứng viên có thể tích lũy kỹ năng này nhờ vào kinh nghiệm thực tế trong những công việc đã trải qua.
Kỹ năng tổng hợp được rèn giũa trong môi trường cụ thể nhưng vận dụng trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Trong hầu hết các công việc, người lao động đều phải sử dụng đến kỹ năng này.
Chú ý đến những kỹ năng mềm phù hợp với doanh nghiệp
Bên cạnh đánh giá năng lực ứng viên, nhà tuyển dụng còn chú trọng đến việc tìm kiếm những ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên dễ hòa nhập, hợp tác với đồng nghiệp thì khả năng làm việc hiệu quả hơn. Vì thế, ngoài kiến thức chuyên môn, nhà tuyển dụng còn đánh giá ứng viên dựa trên các kỹ năng mềm.
Viết CV xin việc như thế nào để nhà tuyển dụng dừng lại xem kỹ CV của bạn cũng là một điều khá khó. Viết CV xin việc nên có bố cục các phần rõ ràng, các thông tin cá nhân nên để phần đầu hoặc bên trái của CV, kinh nghiệm làm việc nên để ở trung tâm. Cách sắp xếp thứ tự thông tin về thời gian làm việc cũng cần phải lưu ý. Bạn nên viết CV xin việc theo thời gian làm việc từ gần nhất đến xa nhất, những thông tin quan trọng, các thành tựu lên trên để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kết luận
Trong thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, việc trang bị cho mình một chiếc CV online vô cùng quan trọng. Hi vọng những thông tin về kỹ năng trong CV ở trên sẽ giúp ứng viên tự tin xây dựng chiếc CV thật chất, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đừng quên, TopCV.vn hỗ trợ công cụ tạo CV số 1 Việt Nam, giúp ứng viên dễ dàng gia nhập vào hệ sinh thái kết nối tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên.
Ngoài ra, ứng viên không cần mất quá nhiều thời gian để nghĩ cách trình bày, thiết kế CV bởi TopCV cung cấp cho người dùng rất nhiều mẫu CV miễn phí, chuyên nghiệp. Đặc biệt, khi đã có tài khoản và CV xin việc tại TopCV.vn, ứng viên có thể nhấn “Đẩy Top” CV và Bật chế độ tìm việc để nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy CV.
Nguồn ảnh: Sưu tầm